Quỹ cho bệnh nhân nghèo bị đột quỵ – mong lắm những tấm lòng nghĩa tình!

Quỹ cho bệnh nhân nghèo bị đột quỵ – mong lắm những tấm lòng nghĩa tình!
Quỹ cho bệnh nhân nghèo bị đột quỵ – mong lắm những tấm lòng nghĩa tình!

Quỹ cho bệnh nhân nghèo bị đột quỵ – mong lắm những tấm lòng nghĩa tình!

Nhập viện sau giờ vàng, với chẩn đoán nhồi máu não đa ổ, nữ bệnh nhân 69 tuổi được điều trị nội khoa, song tình trạng ngày càng nặng thêm, biến chứng sốc nhiễm khuẩn suy đa phủ tạng. May mắn, nhờ được hội chẩn kịp thời và được lọc máu liên tục, bệnh nhân đã thoát “án tử”, tìm một cơ may trước bước đường cùng.

1. Bệnh nhân “cải tử hoàn sinh” nhờ kỹ thuật lọc máu hiện đại

Đây là một trong nhiều trường hợp được Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ cứu sống, tạo nên kỳ tích trong thời gian vừa qua. Bệnh nhân là bà L.T. (69 tuổi, quê ở Huyện Thới Lai, TP Cần Thơ), bà có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp.

Ngày 7/9, bà L. bị choáng váng, cảm giác nặng đầu, do có bệnh tăng huyết áp trước đó nên gia đình đưa người bệnh đến bệnh viện địa phương để lấy thuốc. Đến chiều cùng ngày, bà L. có dấu hiệu yếu liệt nửa người phải, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ.

Khi nhập viện, bà L. yếu liệt một nửa người phải. Kết quả chụp MRI ghi nhận bệnh nhân bị nhồi máu não đa ổ, do đến sau giờ vàng nên được điều trị nội khoa. Tuy nhiên, do người bệnh lớn tuổi kèm theo nhiều bệnh lý nền, nên sau 1 tuần điều trị tình trạng diễn biến vẫn phức tạp.

Ngày 17/9, bà L. có hiểu hiệu trở nặng, lơ mơ, sốt cao (39,7 độ), nghi sốc nhiễm khuẩn, biến chứng suy đa cơ quan, suy hô hấp, suy thận cấp, tụt huyết áp (80/60mmHg). Bệnh viện tiến hành hội chẩn khẩn cấp và có chỉ định lọc máu ngay sau đó.

BS Tô Văn Tân – Phó khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức Bệnh viện đa khoa S.I.S Cần Thơ cho biết: “Bệnh nhân vào khoa trong tình trạng rất nặng, đột quỵ, hôn mê và có cơn ngưng thở, kèm suy đa phủ tạng, suy thận, suy hô hấp, thiểu niệu. Vì vậy, chúng tôi buộc phải cho lọc máu liên tục trong 24h bằng máy lọc máu CRRT nhằm cải thiện tình trạng bệnh”.

Sau khi lọc máu, các chỉ số của bệnh nhân được cải thiện nhiều, bệnh tỉnh hơn tuy còn yếu liệt do đột quỵ, tiểu tốt, huyết áp ổn định, ngưng vận mạch. Ngày 20/9, bệnh nhân đã ngưng lọc máu hỗ trợ, tình trạng sức khỏe đang tiến triển tốt.

Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ. Ảnh: BVCC

Kỹ thuật lọc máu liên tục đến nay tuy không còn mới, nhưng đây thực sự mở ra một cuộc “cách mạng” trong hồi sức cấp cứu. Trước đây, những bệnh nhân bị suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn… thường được chỉ định lên tuyến trên gây tốn kém cho bệnh nhân hoặc phải điều trị bằng thuốc, hiệu quả điều trị thấp hơn rất nhiều.

Nhưng, nhờ ứng dụng thành công kỹ thuật lọc máu liên tục, từ nay nhiều bệnh nhân nặng đến với Bệnh viện S.I.S Cần Thơ sẽ không phải chuyển về các bệnh viện tuyến trên, đồng thời cũng cải thiện chất lượng cấp cứu điều trị bệnh nặng.

Lọc máu liên tục có ưu điểm vượt trội là có thể đào thải các chất độc trong máu không có lợi cho cơ thể, máy lọc máu liên tục dùng để điều trị thay thế thận, gan. Phương pháp này có ưu điểm hơn hẳn so với lọc máu ngắt quãng bởi được tiến hành liên tục 24h trong ngày dưới sự theo dõi sát sao, liên tục của đội ngũ y, bác sĩ, các chất cần đào thải cũng như lượng nước thừa của cơ thể được đào thải từ từ và liên tục trong cả ngày.

Chính vì vậy, kỹ thuật này ít ảnh hưỏng đến huyết động, điều này rất cần thiết đối với các bệnh nhân ở khoa Hồi sức – những người thường có huyết động không ổn định. Nhờ đó, giúp hạ thấp tỷ lệ tử vong, giảm các thuốc dùng phối hợp, giảm thời gian thở máy, giảm ngày nằm viện, nâng cao chất lượng sống.

BS.CK2 Phan Trịnh Minh Hiếu – Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa S.I.S Cần Thơ cho biết: “Trong tình hình chung dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, bệnh viện gặp không ít khó khăn cũng như áp lực để vừa đảm bảo công tác chống dịch an toàn, vừa đảm bảo hoạt động cấp cứu đột quỵ hiệu quả.

Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh nặng, chúng tôi đã cố gắng đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc điều trị như máy lọc máu liên tục CRRT và máy xét nghiệm PCR khẳng định COVID-19. Mặc dù không phải điều dễ dàng trong mùa dịch, nhưng những máy móc hiện đại này sẽ giúp đội ngũ y bác sĩ cứu chữa được nhiều người bệnh hơn”.

2. Ngày nào còn tiền, ngày đó còn giang tay với bệnh nhân nghèo bị đột quỵ!

Bên cạnh niềm vui có thêm một giải pháp, hay tìm cơ may cho bệnh nhân trước bước đường cùng, thì ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vẫn còn nhiều trăn trở, bởi các thuốc men sinh phẩm, vật tư tiêu hao, dịch lọc đi kèm phục vụ cho một ca lọc máu đều phải nhập khẩu và rất tốn kém.

Hơn nữa, chi phí y tế điều trị đột quỵ cũng trở thành gánh nặng cho người bệnh và gia đình. “Nhẹ nhàng” thì chi phí cho một lọ thuốc tiêu sợi huyết – rtPA cũng “ngốn” ít nhất 10 triệu đồng, chưa kể các chi phí khác. Còn “nặng” hơn nữa là một liệu trình can thiệp trong lòng mạch cũng đòi hỏi tốn kém rất nhiều chi phí, có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.

Ngay cả những gia đình khá giả, có điều kiện kinh tế cũng gặp không ít khó khăn để xoay xở một khoản tiền lớn cùng lúc, đến bất ngờ. Vì vậy, trong thời gian qua bệnh viện chứng kiến rất nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thường rất khó chi trả, nhất là khi bệnh nặng, cần can thiệp kỹ thuật cao.

Máy lọc máu liên tục CRRT – một trong những kỹ thuật cao mới được đưa vào sử dụng phục vụ cho công tác điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ. Ảnh: BVCC

Thực hiện lời hứa trong ngày khánh thành, không để bệnh nhân nghèo bị đột quỵ đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ không có tiền mà phải quay về, thời gian qua “Quỹ Từ thiện bệnh nhân nghèo bị đột quỵ khu vực ĐBSCL” của bệnh viện đồng hành cùng nhiều hoàn cảnh khó khăn để bệnh nhân được điều trị tốt nhất.

Cùng với sự góp sức của các mạnh thường quân, chỉ chưa đầy 1 năm thành lập, Quỹ Từ thiện đã huy động được hơn 4 tỉ đồng hỗ trợ cho trên 100 trường hợp bệnh nhân đột quỵ nặng không có điều kiện chi trả những dụng cụ, trang thiết bị điều trị đắt tiền. Bên cạnh đó, còn hàng trăm bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện trong hoàn cảnh không chi trả được viện phí, bệnh viện cũng tìm cách kết nối, hỗ trợ bệnh nhân, không để tình trạng vì thiếu tiền mà không được điều trị.

Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đã cấp cứu cho hàng ngàn người đột quỵ bao gồm cả nhồi máu não và xuất huyết não, thay đổi đáng kể tỷ lệ bệnh nhân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến bệnh viện trong “thời gian vàng” trước 6 giờ.

Đối diện với nhiều khoảnh khắc sinh tử, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc bệnh viện đau đáu thốt lên “Bệnh nhân nghèo nhiều quá!”. Vì vậy, dù dịch bệnh COVID-19 vẫn còn đang tác động lên mọi khía cạnh của cuộc sống, dù vậy ban giám đốc bệnh viện bày tỏ: Quỹ Từ thiện bệnh nhân nghèo bị đột quỵ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn sẽ cố gắng để đồng hành cùng thân nhân, người bệnh khó khăn. Ngày nào Quỹ còn tiền, ngày đó Quỹ còn giang tay với bệnh nhân nghèo!

Gieo tình thương sẽ gặt lòng nhân ái. Với sự trợ giúp của các mạnh thường quân, Quỹ từ thiện bệnh nhân nghèo bị đột quỵ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ lại tiếp tục ươm mầm nhân ái, góp phần quan trọng hồi sinh, trao cuộc sống mới cho những hoàn cảnh khó khăn không may bị đột quỵ.

Mọi đóng góp và ủng hộ cho Quỹ từ thiện, xin vui lòng liên hệ:
Trực tiếp tại Văn phòng Quỹ, Tầng 8 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, số 397 Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Số điện thoại: 02926.519.911
Hoặc qua Tài khoản:
Tên tài khoản: Quỹ Từ thiện bệnh nhân nghèo bị đột quỵ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Số tài khoản Việt Nam đồng: 1015.78.78.79
Số tài khoản ngoại tệ: 1015.78.79.79
Tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ – Phòng giao dịch Ninh Kiều.
Trân trọng tri ân!

Theo Tuệ Giang – AloBacsi.vn

Share:

Leave your comments